Bốn trụ cột giáo dục của UNESCO

Lượt xem:

Đọc bài viết

Tuyên ngôn bốn trụ cột giáo dục của UNESCO là: Học để biết, học để làm, học để hoàn thiện bản thân mình, học để cùng chung sống.

“Học để biết” là Mỗi người không ngừng học tập để biết kiến thức và biết những điều đang xảy ra từng ngày xung quanh chúng ta. Muốn biết đầy đủ, chính xác, khoa học, có chọn lọc thông tin thì mỗi người cần phải biết tự học, chọn phương pháp học phù hợp, hiệu quả.

Với thầy cô phải luôn tự học nâng cao trình độ, học để biết những điều mình chưa biết, học để biết những người xung quanh và học sinh mình cần biết những nội dung gì.

Với học sinh phải biết phương pháp học phù hợp, biết tìm kiến thức ở sách giáo khoa, các trang website chính thống và tăng cường học kiến thức nền tảng cuộc sống.

“Học để làm” từ những kiến thức đã học vận dụng vào thực tế đời sống, từ đó sáng tạo thêm cho phù hợp với thực tiễn địa phương. Từ việc học sự nảy mầm của hạt thì các em vận dụng làm giá đỗ tại nhà; nếu học những điều kiện cần cho hạt nảy mầm, thì sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, ngập úng thì tháo nước ra, nếu trời nắng nhiều phải tưới nước, nếu trời lạnh thì phải phủ rơm rạ; còn khi học bài sự nở vì nhiệt của chất lỏng thì khi các em đun nước các em không cho nước vào ấm quá đầy. Khi học về lòng biết ơn các em thể hiện biết ơn ông bà, cha mẹ, người giúp đỡ mình, biết ơn các Chiến sĩ, biết ơn những cô Lao công, biết ơn mấy anh thu gom rác,…

Với thầy cô phải vận dụng những điều đã dạy vào thực tiễn, phải làm gương sáng trong mọi hoạt động và phải thực tế hóa những nội dung kiến thức để hướng dẫn học sinh dễ tìm ra những cách làm hay, hiệu quả, sáng tạo.

Với học sinh học phải đi đôi với hành, có làm mới hiểu rõ bản chất của từng nội dung kiến thức đã học.

“Học để hoàn thiện bản thân” hoàn thiện là hạnh phúc, muốn hạnh phúc mỗi người luôn không ngừng học tập từng ngày; ngoài việc học giỏi, làm giỏi; biết nhiều, làm nhiều, cần có kỹ năng hợp tác hiệu quả. Muốn hạnh phúc phải khỏe mạnh, tinh thần lạc quan, phải mang nguồn năng lượng tích cực lan tỏa, sống để sẻ chia và yêu thương.

“Học để cùng chung sống” đây là trụ cột quan trọng quyết định nhiều đến việc thành công hay thất bại của con người, trụ cột này đòi hỏi con người phải rèn nhiều nhóm kỹ năng.

Vì sao trong thời gian gần đây nhiều học sinh học giỏi nhưng không trụ lại được trường ở các nước tiên tiến là do: học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp với địa phương do chưa sáng tạo trong cách học, thiếu khả năng tự học, thiếu kỹ năng thích ứng, chưa sáng tạo trong cách làm, kỹ năng hợp tác nhóm chưa phù hợp, thiếu năng động, chưa biết tôn trọng sự khác biệt, chưa cảm thông chia sẻ với người khác và chưa biết phát triển mối quan hệ cộng sinh, hợp tác cùng có lợi. Thiếu kỹ năng giao tiếp, thiếu trải nghiệm cuộc sống. Với những nguyên nhân cơ bản trên khiến nhiều học sinh học giỏi nhưng không trụ lại được trường ở các nước tiên tiến.

Vậy trong mỗi thầy cô và học sinh, đây là trụ cột cần phải tăng cường quan tâm, rèn luyện nhiều nhất. Bởi vì đây là trụ cột ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của mỗi người.

Mỗi thầy cô trong giảng dạy cần quan tâm nhiều đến việc rèn cho học sinh kỹ năng thích nghi, tính tự học, biết chấp nhận sự khác biệt, cảm thông, sẻ chia,thương yêu, đoàn kết và tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tiễn nhiều hơn.

Trong thực tế hiện nay bốn trụ cột giáo dục của UNESCO là: “Học để biết, học để làm; học để hoàn thiện bản thân mình, học để cùng chung sống” là rất cấp thiết cần triển khai kỹ lưỡng trong ngành giáo dục, để quý thầy cô cùng thực hiện nhằm thay đổi, khắc phục những tồn tại của giáo dục.

Muốn thực hiện có hiệu quả thì thầy cô có vai trò quan trọng nhất, thành công ở mức nào  phần lớn là do thầy cô.

Như vậy để triển khai, giáo dục có hiệu thì quả mỗi thầy cô phải hiểu rõ và nhìn nhận trung thực về bản thân đã đạt được mấy trụ cột; trong mỗi trụ cột đạt ở mức nào để luôn phấn đấu thường xuyên, liên tục và ngày càng hoàn thiện hơn.

Giáo viên phải tích cực thay đổi phương pháp, biết tổ chức các hoạt động hấp dẫn, bổ ích; phải gương mẫu, sống có trách nhiệm; phải yêu mến, tôn trọng, đối xử có văn hóa đối với đồng nghiệp và học sinh; phải luôn tự học không ngừng về chính trị, chuyên môn, về Tin học, Ngoại ngữ, các phần mềm ứng dụng hiệu quả; luôn tìm tòi những trang website bổ ích để hướng dẫn học sinh tự học hiệu quả; rèn các kỹ năng và năng lực cần thiết; điều quan trọng là phải thương yêu học sinh như con, em của mình, biết đặt mình vào hoàn cảnh của các em để thấu hiểu, thông cảm, chia sẻ, động viên, khuyến khích, giúp đỡ khi cần./.